Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa gốc Khmer-Sanskrit
cơn 根
◎ Nôm: 干 cơn là âm THV có âm phiên thiết là cân, AHVcăn, có nghĩa là “gốc”, “rễ”, “nguồn gốc” [Huệ Thiên 2006: 377] ví dụ: căn nguyên = nguồn cơn (căn do) [Paulus của 1895: 187]. Trong tiếng Hán, 根 trỏ rễ cây, 荄 (cai) trỏ rễ cỏ. Như vậy, đây đều là đồng nguyên tự, có thể tái lập nguyên từ là kal. Mặt khác, từ cơn phan ngọc cho là từ kal gốc Khmer với nghĩa là lúc [ĐDA 1987: 91]. kal là từ Khmer gốc Sanskrit là kalā có nghĩa là phần, bộ phận, phần thời gian. Huệ Thiên cho rằng, không có mối liên hệ về nghĩa giữa kalcơn (2006: 377) là không chính xác, bởi cơn trong cơn gió, cơn bệnh, cơn giận, cơn điên, cơn mưa, đòi cơn, cơn rét, có cơn… đều là mang nghĩa “lúc”. Như vậy, cơn (trong nguồn cơn, cơn cớ) là gốc Hán, ngẫu nghiên đồng âm với cơn (cơn mê) là từ gốc Khmer-Sanskrit.
dt. HVVD lượng từ, trỏ khoảng thời gian xảy xa một hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng tâm sinh lý. Mấy phút om thòm dường tích lịch, một cơn lừng lẫy tựa phong ba. (Giới nộ 191.6). Cơn lừng lẫy: cơn giận.